World Bank ước tính việc nâng hạng thị trường chứng khoán có thể mang lại tới 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030. Do đó, điều kiện để Việt Nam được nâng hạng là xem xét giải quyết các vấn đề về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (FOL) và tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn. Giải pháp bao gồm: Cải thiện công bố thông tin, tăng tiếp cận với các cổ phiếu đã đạt đến giới hạn và quan trọng nhất là tăng giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Dominic Scriven – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam – ủng hộ và mong sớm ra đời đối sách bù trừ trung tâm của Việt Nam (CCP). Nếu chưa triển khai được thì chắc chắn phải lo đến vấn đề cơ cấu lại khi xác minh đối với nhà đầu tư nước ngoài, còn nếu được thì sớm nghiên cứu và chọn thí điểm các chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết. Ông này cũng đề xuất không ngừng phát triển hạ tầng, nền tảng, hệ sinh thái của thị trường vốn. Đặc biệt ở đây là mạng lưới các nhà đầu tư có tổ chức ở Việt Nam. Kiểm soát vấn đề biến động là không ngừng củng cố niềm tin trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là niềm tin của các nhà đầu tư.
Ông Matthew Smith – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam – cho rằng, việc được nâng hạng (với FTSE vào năm 2025 và MSCI vào năm 2026 hoặc 2027) sẽ mở ra giai đoạn thị trường tăng trưởng kéo dài trong nhiều năm cho các quỹ đầu tư tại Việt Nam và đặc biệt là cổ phiếu. Khi các nhà phân bổ quỹ toàn cầu hiểu rằng Việt Nam đang trên đà của lộ trình bước vào thị trường mới nổi, dự kiến tham gia sẽ tích cực nhiều hơn từ các nhà quản lý quỹ trước khi Việt Nam chính thức được nâng hạng. Họ có thể chưa sẵn sàng để nhập cuộc ngay hôm nay, nhưng bất kỳ quỹ nào chờ đợi đến khi thị trường được nâng hạng mới bắt đầu nghiên cứu thì sẽ lỡ mất cơ hội.