Những mùa vàng bền vững và thịnh vượng
Tây Nguyên là khu vực trọng điểm của nhiều cây trồng giá trị như cà phê, sầu riêng, hồ tiêu, ca cao… Tại đây, bà con không ngừng nỗ lực áp dụng kỹ thuật trồng trọt hiện đại để chào đón những mùa vàng thịnh vượng.
Ông Đặng Văn Mỹ (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) là một trong những nông dân ưu tú thu lợi ổn định nhiều năm nhờ canh tác sầu riêng. Không chỉ ông Mỹ, nhiều bà con trong huyện Cư M’gar cũng liên tục thắng lớn với loại trái cần nhiều công chăm bón này.
Năng suất sầu riêng trung bình của xã khoảng 20 tấn/ha, giá bán tương đối ổn định.
Cũng ở Tây Nguyên, Lâm Đồng nổi tiếng với diện tích hơn 20.000 ha sầu riêng, phần lớn cho sản lượng từ vài chục tới cả trăm trái mỗi cây. Anh Nguyễn Danh Chiến (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) là nông dân gạo cội hơn 10 năm kinh nghiệm canh tác sầu riêng.
Năm 2024, anh dự kiến thu hoạch 35 – 40 tấn/3ha, tăng hơn 10 tấn/ha so với năm 2023. Năng suất này sẽ tiếp tục tăng trong những năm sau nếu duy trì việc dưỡng cây hợp lý.
Anh Đinh Thiện Thắng (xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) là nhà nông gạo cội với hơn 30 năm canh tác cà phê.
Mặc dù tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê ngày càng khắt khe, nhưng bà con tại Đắk Lắk nói chung và anh Thắng nói riêng đều có những thay đổi để đáp ứng những điều kiện đó. Vụ cà phê trước anh thu hoạch hơn 5 tấn nhân/ha, đồng thời nhờ xen canh giữa cà phê và mắc ca, anh luôn vui vẻ đón “mùa nào cũng là mùa vàng”.
Bí quyết tạo nên những mùa vàng tại vùng đất Tây Nguyên
Thu hoạch mùa vàng bền vững, nuôi lớn 6 người con ăn học, ông Mỹ chia sẻ: “Canh tác cây sầu riêng không khó lắm, nhưng đòi hỏi người nông dân phải cần cù”.
Để có được thành quả như trên 4 ha sầu riêng, ngoài đầu tư sử dụng sản phẩm phân bón chất lượng cao như NPK Cà Mau, hữu cơ OM CAMAU, ông Mỹ chịu khó học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc cây, kỹ thuật cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để cây giữ màu lá xanh, chắc thắng những mùa vàng.
Đối với anh Chiến, ngoài phân bón chất lượng, thì sự học hỏi, đoàn kết lẫn nhau giữa những bà con canh tác trong cùng một khu vực rất quan trọng.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên, việc “bón phân hợp lý, tăng cường hàm lượng hữu cơ để nâng cao sức khỏe cho đất” đóng góp rất lớn vào kết quả thu hoạch cuối cùng.
Cuối cùng, bí quyết quan trọng là bón phân “4 đúng”, cụ thể: đúng loại, đúng lúc, đúng liều và đúng cách. Bà con chọn “đúng loại” phân bón chất lượng tốt, điển hình như NPK Cà Mau với công nghệ Poly Phosphate (siêu lân hữu hiệu) hạn chế kết tủa chua trong đất, tăng chất lượng nông sản và mùa vụ.
Đồng thời, bón “đúng lúc” mà cây cần và bón “đúng liều” để tránh lãng phí và cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây. Khi bón bà con cần “đúng cách”.
Đối với NPK Cà Mau, bà con có thể rải trực tiếp trên đất hoặc bón vào rãnh, sau đó lấy rơm rạ phủ lên hạn chế bay hơi. Đây chính là những kinh nghiệm đơn giản mà hữu ích giúp thu hoạch mùa vàng.
Câu chuyện về những người nông dân ưu tú đang được chia sẻ tại chương trình “Thức giấc với mùa vàng” – phát sóng định kỳ trên VTV1 lúc 5h40 chủ nhật hàng tuần. Liên tục những chuyến xe “mùa vàng” hấp dẫn sẽ mang đến cho bà con các kinh nghiệm thực tế và kiến thức hữu ích từ chuyên gia nông nghiệp trên khắp cả nước.