“Nếu chúng ta gửi quân đến Ukraina, chúng ta không thể chắc chắn liệu các quốc gia khác có cùng Nga tham gia cuộc xung đột hay không? Liệu chúng ta có bị các chiến binh châu Phi, châu Á và Trung Đông phản đối không? Rồi các quốc gia phương Nam (Global South) nữa, họ vốn đang muốn trả thù phương Tây, liệu họ có tham gia không” – ông nói.
Cựu Thủ tướng Dominique de Villepin nói thêm rằng Mátxcơva sẽ không bị bỏ lại một mình với các đối thủ.
Cựu Thủ tướng Pháp lưu ý: “Nếu Nga bị cô lập thì chúng ta đã nhìn thấy điều này. Tôi nghĩ rằng chúng ta còn bị cô lập hơn Nga”.
Vào cuối tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng Paris sẽ làm mọi cách để ngăn Mátxcơva “chiến thắng trong cuộc chiến này”. Theo ông, lãnh đạo các nước phương Tây đã thảo luận về khả năng đưa quân tới Ukraina nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận.
Sau khi bị chỉ trích gay gắt vì những phát biểu này, ông Macron cho biết, liên quan đến việc điều quân tới Ukraina, ông đã nói rằng “không có gì có thể loại trừ”. Nhưng điều đó không có nghĩa là Paris đang có kế hoạch triển khai lực lượng tới Ukraina trong tương lai gần. Pháp đang mở một cuộc thảo luận và đang cân nhắc mọi thứ có thể làm để hỗ trợ Ukraina. Ông cũng nhấn mạnh Paris “không có giới hạn hay ranh giới đỏ” về vấn đề hỗ trợ Kiev.
Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết ông Emmanuel Macron sẽ đến thăm Ukraina trong những tuần tới để thúc đẩy vấn đề viện trợ.
Ngày 14.3, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 và France 2, ông Macron tiết lộ, Pháp và châu Âu đang liên hệ với các đối tác trên thế giới để mua lại vũ khí và chuyển giao cho Kiev.
Ông Macron khẳng định, Nga giờ đây đã trở thành đối thủ nhưng đồng thời trấn an người dân rằng Pháp sẽ không chủ trương gây chiến với Nga.
“Điều đơn giản hiện nay là để có hoà bình cho Ukraina thì phải không được suy yếu và cần phải sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện để đạt mục tiêu là ngăn cản nước Nga giành chiến thắng” – Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh.