Chia sẻ vì sao có trung tâm này? Thủ tướng cho biết đây là sáng kiến tiếp theo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Thủ tướng kể chuyện gặp GS Klaus Schwab, thành lập C4IR
“Tôi và GS Klaus Schwab, chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế thế giới, đã gặp nhau nhiều lần và hỏi rằng cần làm gì đó cho Việt Nam để thiết thực, hiệu quả, đúng với điều kiện của Việt nam và xu thế thời đại?
GS Klaus Schwab gợi ý nên thành lập Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) như một số nước đã làm.
Đây là câu chuyện dẫn dắt đến ngày hôm nay, bắt đầu từ mối lương duyên giữa Việt Nam và WEF; giữa tôi và ngài chủ tịch WEF. Cuối cùng cụ thể hóa là Bộ Ngoại giao và TP.HCM”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng hoan nghênh TP.HCM đã nhận nhiệm vụ và triển khai rất nhanh, tích cực, đúng dịp. Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 có 6 ý nghĩa. Đó là:
– Cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà Đại hội XIII đã đề ra, Nghị quyết 29 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
– Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước. Việc đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược để phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
– Hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là tham gia thực hiện thúc đẩy quá trình của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với thế giới.
– Thể hiện vai trò tiên phong của TP.HCM trong việc là trung tâm kinh tế – chính trị xã hội – an ninh quốc phòng của đất nước.
– Thể hiện khát vọng, niềm tự hào của Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh với tất cả các nước trên thế giới về lĩnh vực này.
– Khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa Việt Nam với WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới).
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành là phải định hướng chính sách, có những chính sách ưu tiên để trung tâm này phát triển.